Chúng tôi khuyên bạn nên đi du lịch. Cụ thể là các tour du lịch hà giang và các tour du lịch hồ ba bể và sử dụng dịch vụ của hà nội open tourism tour du lịch hạ longdu lịch cô tôdu lịch đảo thanh lân các tour du lịch cát bà hoặc tour miền núi như du lịch sapa - du lịch thác bản giốc miền núi dân tộc du lịch mai châu - du lịch hàn quốc - du lịch thung nai chúng tôi còn chuyên các tour du lịch như tour du lịch hàn quốc du lịch hà giang du lịch hạ long. Bạn cần thuê xe du lịch để đi du lịch mộc châudu lịch sapa - du lịch hồ ba bể - du lịch thanh lân
Vietnamese English French German
Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com
image
image
image
image
image

Các loài cây quý hiếm

Như chúng ta đã biết Vườn quốc gia (VQG) Tam Đảo không chỉ nổi tiếng bởi phong cảnh núi non hùng vĩ, khí hậu trong lành mát mẻ, mà còn chứa đựng các giá trị đa dạng sinh học vô cùng phong phú có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế. Vì vậy, đây cũng là nơi cực kỳ hấp dẫn thu hút các nhà khoa học trong nước và trên thế giới đến khảo sát nghiên cứu, khám phá các loài động vật, thực vật quý hiểm góp phần làm giàu thêm kho tàng kiến thức về tự nhiên của các loài sinh vật.

Đọc thêm: %s

Động vật

 Khu hệ động vật Tam Đảo đã được nhiều tác giả người Pháp nghiên cứu và công bố vào những năm 30 và 40 của thế kỷ 20 như Delacour (1931), Osgood (1932), Bourret(1943),...

Đọc thêm: %s

Trung Tâm cứu hộ Gấu Việt Nam

Gấu là loài thú được công ước quốc tế bảo vệ. Việc săn bắt gấu và rút mật là trái phép và đã bị nhiều tổ chức quốc tế như CITES (Convention on International Trade in Endangered Species) cực lực tố cáo cũng như các Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã như WSPA (World Society for the Protection of Animals) và Tổ chức Động vật Á châu (Animals Asia Foundation) hết sức lên án .

Đọc thêm: %s

ĐAI HỘI ĐẢNG BỘ VQG TAM ĐẢO NHIỆM KỲ 2020-2025

Trong 02 ngày 28-29/5/2020, Đảng bộ Vườn quốc gia Tam Đảo tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020- 2025. Tới dự và chỉ đạo đại hội có các đồng chí: Nguyễn Văn Đăng - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy;  Đinh Văn Mười, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; Tạ Văn Trần - Ủy viên BTV Huyện ủy, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện; Phan Anh Tuấn - Ủy viên BTV Huyện ủy, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND Thị trấn Tam Đảo; lãnh đạo Đảng ủy xã Hồ Sơn.  

Đọc thêm: %s

Đại hội Công đoàn cơ sở Vườn quốc gia Tam Đảo lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028

Phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, hăng hái tham gia các phong trào thi đua, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị hàng năm của đơn vị.

Đọc thêm: %s
img
img
img
img
img

Video

www.TamDaonp.com.vn: Trang chủ Động - Thực vật Thực vật Thực vật Các kiểu rừng tại Vườn Quốc Gia Tam Đảo

Các kiểu rừng tại Vườn Quốc Gia Tam Đảo

tam-daoVườn Quốc gia Tam Đảo chiếm giữ toàn bộ hệ núi Tam Đảo, có cấu tạo hình khối đồ sộ, nằm ở phía bắc đồng bằng Bắc Bộ, chạy dài theo hướng tây-bắc – đông-nam. Cả khối núi có đặc điểm chung là đỉnh nhọn, sườn rất dốc, độ chia cắt sâu và dầy Với chiều dài khối núi gần 80km, có gần 20 đỉnh cao sàn sàn trên 1000m được nối với nhau bằng đường dông núi sắc, nhọn.

Đỉnh cao nhất là đỉnh Tam Đảo Nord (1592m) là ranh giới địa chính của ba tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Chiều ngang biến động trong khoảng 10-15km.Dựa vào độ cao, độ dốc, địa mạo có thể phân chia dãy núi Tam Đảo thành bốn kiểu địa hình chính:
- Thung lũng giữa núi và đồng bằng ven sông suối: độ cao dưới 100m, độ dốc cấp I (<7o). Phân bố dưới chân núi và ven sông suối.
- Đồi cao trung bình: Độ cao 100-400m. Độ dốc cấp II (8o – 15o) trở lên. Phân bố xung quanh chân núi và tiếp giáp với đồng bằng.
- Núi thấp: Độ cao tuyệt đối 400 – 700m. Độ dốc trên cấp III (16o – 26o). Phân bố giữa hai kiểu địa hình đồi cao và núi trung bình.
- Núi trung bình: Độ cao tuyệt đối >700m – 1592m. Độ dốc >cấp III. Phân bố ở phần trên của khối núi. Các đỉnh và đường dông đều sắc và nhọn.
Các kiểu rừng
Dựa trên các tài liệu đã xuất bản cũng như qua các đợt khảo sát, Trần Ninh (2005) đã chia thảm thực vật Tam Đảo thành các kiểu chính sau:
a. Rừng lùn trên đỉnh núi và các dông núi hẹp
b. Rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm, gió mùa vùng núi cao trung bình trên sườn dốc thoát nước và vùng đỉnh núi
c. Rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm gió mùa vùng núi cao trung bình trên đất ngập nước vùng đỉnh núi.
d. Rừng kín thường xanh hỗn giao tre trúc - cây lá rộng.
e. Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
g. Rừng thưa thứ sinh phục hồi sau nương rẫy, sau khai thác
h. Rừng trồng
i. Trảng cây bụi