Chúng tôi khuyên bạn nên đi du lịch. Cụ thể là các tour du lịch hà giang và các tour du lịch hồ ba bể và sử dụng dịch vụ của hà nội open tourism tour du lịch hạ longdu lịch cô tôdu lịch đảo thanh lân các tour du lịch cát bà hoặc tour miền núi như du lịch sapa - du lịch thác bản giốc miền núi dân tộc du lịch mai châu - du lịch hàn quốc - du lịch thung nai chúng tôi còn chuyên các tour du lịch như tour du lịch hàn quốc du lịch hà giang du lịch hạ long. Bạn cần thuê xe du lịch để đi du lịch mộc châudu lịch sapa - du lịch hồ ba bể - du lịch thanh lân
Vietnamese English French German
Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com
image
image
image
image
image

Các loài cây quý hiếm

Như chúng ta đã biết Vườn quốc gia (VQG) Tam Đảo không chỉ nổi tiếng bởi phong cảnh núi non hùng vĩ, khí hậu trong lành mát mẻ, mà còn chứa đựng các giá trị đa dạng sinh học vô cùng phong phú có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế. Vì vậy, đây cũng là nơi cực kỳ hấp dẫn thu hút các nhà khoa học trong nước và trên thế giới đến khảo sát nghiên cứu, khám phá các loài động vật, thực vật quý hiểm góp phần làm giàu thêm kho tàng kiến thức về tự nhiên của các loài sinh vật.

Đọc thêm: %s

Động vật

 Khu hệ động vật Tam Đảo đã được nhiều tác giả người Pháp nghiên cứu và công bố vào những năm 30 và 40 của thế kỷ 20 như Delacour (1931), Osgood (1932), Bourret(1943),...

Đọc thêm: %s

Trung Tâm cứu hộ Gấu Việt Nam

Gấu là loài thú được công ước quốc tế bảo vệ. Việc săn bắt gấu và rút mật là trái phép và đã bị nhiều tổ chức quốc tế như CITES (Convention on International Trade in Endangered Species) cực lực tố cáo cũng như các Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã như WSPA (World Society for the Protection of Animals) và Tổ chức Động vật Á châu (Animals Asia Foundation) hết sức lên án .

Đọc thêm: %s

ĐAI HỘI ĐẢNG BỘ VQG TAM ĐẢO NHIỆM KỲ 2020-2025

Trong 02 ngày 28-29/5/2020, Đảng bộ Vườn quốc gia Tam Đảo tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020- 2025. Tới dự và chỉ đạo đại hội có các đồng chí: Nguyễn Văn Đăng - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy;  Đinh Văn Mười, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; Tạ Văn Trần - Ủy viên BTV Huyện ủy, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện; Phan Anh Tuấn - Ủy viên BTV Huyện ủy, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND Thị trấn Tam Đảo; lãnh đạo Đảng ủy xã Hồ Sơn.  

Đọc thêm: %s

Đại hội Công đoàn cơ sở Vườn quốc gia Tam Đảo lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028

Phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, hăng hái tham gia các phong trào thi đua, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị hàng năm của đơn vị.

Đọc thêm: %s
img
img
img
img
img

Video

www.TamDaonp.com.vn: Trang chủ Động - Thực vật Động vật Đa dạng khu hệ thú

Đa dạng hệ thú

voc-mui-hechTừ lâu đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học nước ngoài. Năm 1942, R. Bourret đã tiến hành những nghiên cứu đầu tiên về thú ở đây. Sau đó, do chiến tranh xảy ra ác liệt nên công tác nghiên cứu thú ở Tam Đảo không thể tiếp tục. Đến năm 1962, công tác nghiên cứu thú ở đây được nối lại với đợt khảo sát tháng 4/1962 của Uỷ Ban Khoa học-Kỹ thuật Nhà nước.
 
Tiếp đến, có các đợt khảo sát của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội vào các năm 1966-1969 và của Viện Sinh vật học vào năm 1974. Tới năm 1992, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, tiến hành khảo sát xây dựng “Luận chứng Kinh tế-Kỹ thuật VQG Tam Đảo” đã tập hợp được một danh lục thú của VQG Tam Đảo gồm 58 loài. Đến năm 1997-1998, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật tiến hành điều tra thống kê lại khu hệ động vật của VQG Tam Đảo và xây dựng được danh lục thú gồm 69 loài (Cao Văn Sung và cs., 1998). Những năm sau đó, tiếp tục có một số đợt nghiên cứu thú ngắn ngày của các chuyên gia trong nước và quốc tế như nghiên cứu về Dơi (Borissenko, 2003), về Gặm nhấm (Đoàn hợp tác Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật phối hợp các Trường đại học của Nhật Bản, 2003, 2004, 2006, 2008), v.v...Đặc biệt, trong các năm 2005-2006, trong khuôn khổ của Dự án quản lý VQG Tam Đảo và Vùng đệm (GTZ/TMDP), Nguyễn Xuân Đặng và cộng sự đã tiến hành các cuộc điều tra có hệ thống đánh giá khu hệ thú của VQG Tam Đảo, đã ghi nhận được 68 loài thú và lập được danh lục thú VQG Tam Đảo gồm 77 loài (Nguyễn Xuân Đặng và cs, 2005, 2006).
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về thú ở VQG Tam Đảo từ trước đến nay, cho thấy tại đây đã ghi nhận được 91 loài, thuộc 27 họ và 8 bộ (Xem Danh lục đầy đủ trang 8). Trong đó, bộ Ăn thịt có số loài nhiều nhất (27 loài), tiếp đến bộ Dơi (25 loài), bộ Gặm nhấm (19 loài), bộ Linh trưởng (9 loài), bộ Móng guốc ngón chẵn (5 loài), bộ Ăn sâu bọ (4 loài), bộ Nhiều răng (1 loài) và bộ Tê tê (1 loài) (Biểu đồ 1).

culiĐây vẫn chưa phải là danh lục thú đầy đủ của VQG Tam Đảo, vì một số nhóm thú nhỏ như Gặm nhấm (Rodentia), Thú ăn sâu bọ (Soricomorpha), chỉ mới được nghiên cứu sơ bộ. Những nghiên cứu tiếp theo trong tương lai, chắc chắn sẽ bổ sung thêm nhiều loài thú nữa cho Danh lục thú của VQG Tam Đảo, trong đó có thể có cả những loài mới phát hiện cho khoa học. Tuy vậy, danh lục 91 loài thú ghi nhận được đã cho thấy khu hệ thú ở VQG Tam Đảo rất đa dạng về thành phần loài. Nếu so với khu hệ thú trên cạn của toàn quốc (295 loài, 37 họ, 18 bộ), thì khu hệ thú ở VQG Tam Đảo chiếm tới 30,84% tổng số loài, 73% tổng số họ và 44,44% tổng số bộ. Điều đó cho thấy khu hệ thú VQG Tam Đảo có tầm quan trọng cao trong bảo tồn đa dạng sinh học các loài thú hoang dã Việt Nam.
Thú lớn:
Có 41 loài thú lớn (có khối lượng thân khoảng 1kg trở lên) được ghi nhận ở VQG Tam Đảo. Trong đó chỉ có 17 loài (41,5% tổng số loài thú lớn hoặc 18.7% tổng các loài thú đã ghi nhận) được xác định là có số lượng còn phong phú hoặc tương đối phong phú, bao gồm Lợn rừng, Hoẵng, Chồn bạc má bắc, Lửng lợn, Lửng chó, Chồn vàng, Cầy vòi mốc, Cầy vòi đốm, Cầy giông, Cầy hương, Cầy lỏn, Cầy móc cua, Mèo rừng, Đon, Dúi mốc lớn và Nhím đuôi ngắn, Sóc đen. Nhiều loài có độ phong phú rất thấp (ước tính quần thể của mỗi loài còn không quá 100 cá thể) như: Rái cá thường, Nai, Voọc má trắng, Khỉ đuôi lợn, Tê tê vàng, Chó sói, Gấu chó, Gấu ngựa, Mèo gấm, Báo gấm và Cheo cheo nam dương.

img 2403Đặc biệt, có 4 loài thú có lẽ đã bị tuyệt chủng ở VQG Tam Đảo, đó là: Vượn đen tuyền (Nomascus concolor), Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Hổ (Panthera tigris) và Báo hoa mai (Panthera pardus). Những số liệu trên cho thấy quần thể các loài thú lớn ở VQG Tam Đảo đã bị suy thoái về trữ lượng, nếu không được quản lý bảo vệ tích cực thì nhiều loài có thể trong tương lai sẽ không còn tồn tại ở đây nữa.

Thú nhỏ:
Có 25 loài thú nhỏ (không kể dơi) đã được ghi nhận ở VQG Tam Đảo. Do nhóm thú này còn ít được nghiên cứu nên việc ước tính số lượng rất khó, tuy nhiên, điều chắc chắn là độ phong phú của đa số các loài thú nhỏ thường cao hơn các loài thú lớn.

khi-nhay Dựa trên số mẫu thu được và quan sát trong thiên nhiên, bước đầu cho thấy 13 loài (52% tổng số loài thú nhỏ ghi nhận) có số lượng phong phú hoặc tương đối phong phú, bao gồm Đồi, Chuột chũi mũi dài, Sóc bụng đỏ, Sóc mõm hung, Sóc má vàng, Sóc chuột hải nam, Chuột núi, Chuột hươu bé, Chuột bụng kem, Chuột nhắt nhà, Chuột bụng bạc, Chuột rừng và Chuột đất bé.

Dơi:
Có 25 loài dơi đã được ghi nhận ở VQG Tam Đảo, điều đó cho thấy khu hệ dơi ở VQG Tam Đảo tương đối phong phú. Tuy nhiên, trữ lượng của hầu hết các loài đều thấp. Điều này có thể giải thích bởi ở VQG Tam Đảo không nhiều các hang lớn để dơi cư trú với số lượng cá thể lớn và phần lớn các hang đều đã bị người dân quấy nhiễu (đập phá, người đi rừng dùng làm nơi ngủ đêm, nấu ăn, nghỉ ngơi,...).
 doi-an-quaTuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, cho đến nay các khảo sát về dơi mới chỉ tiến hành chủ yếu ở sườn Đông và Bắc của dãy núi Tam Đảo, sườn Tây do có độ dốc rất lớn nên chưa được khảo sát. Việc khảo sát sườn Tây (có nhiều vách đá, hang đá) trong tương lai có thể có những nhận định mới về khu hệ dơi của VQG Tam Đảo. Một số loài dơi được ghi nhận với mật độ cao hơn bao gồm: Dơi lá mũi nhỏ, Dơi nếp mũi xám, Dơi chó cánh dài, Dơi lá đuôi và Dơi mũi ống lông chân.
Tóm lại, trữ lượng các loài thú ở VQG Tam Đảo đã bị giảm nhiều. Ước tính chỉ còn khoảng 35 loài (38,5%) còn phong phú, 52 loài (57,1%) hiếm và 4 loài (4,4%) đã bị tuyệt chủng ở VQG Tam Đảo